Sâm đương quy là gì? Tác dụng và lưu ý khi dùng

Sâm đương quy

Sâm đương quy là loại dược liệu quen thuộc được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc Đông Y. Dược liệu đem đến nhiều tác dụng tuyệt vời cho cơ thể. Vậy những tác dụng đó là gì? Hãy tìm hiểu rõ hơn về loại sâm này thông qua bài viết dưới đây của Sâm Ngọc Linh Đà Nẵng nhé!

Sâm đương quy là gì?

Sâm đương quy là gì
Sâm đương quy là gì

Cây sâm đương quy có nguồn gốc từ Trung Quốc, được biết đến với những tên gọi khác như vân quy, tần quy. Dược liệu có tên khoa học là Radix Angelicae Sinensis, thuộc họ Hoa tán Apiaceae.

Mô tả đặc điểm cây sâm 

Đương quy thuộc loại cây thân thảo lớn, có tuổi tho lâu năm, chiều cao cây từ khoảng 40 – 80cm. Thân cây có hình trụ, màu tin nhạt và có rãnh dọc ở giữa cây. Lá đương quy mọc sole nhau, có mình mác dài thuộc thuộc dạng lá kép xẻ 3 lần lông chim. Cuống lá đương quy dài ôm lấy thân cây. Mép lá có những răng cưa nhưng chia không đều. 

Dược liệu có hoa tán kép màu trắng, mỗi cụm thường có khoảng 10 đến 30 hoa, nở rộ vào tầm khoảng tháng 7, tháng 8. Quả cây kết trái sau mùa hoa, trái nhỏ và có màu tím.

Phần rễ của cây thường khá to, có vỏ ngoài màu nâu vàng, chia thành nhiều nhánh vời nhiều rễ con bám xung quanh. Nhìn sơ qua thì rễ đương quy khá giống với rễ nhân sâm. Phần thịt bên trong rễ khá chắc, dẻo, có nhiều thịt màu trắng hồng, mùi thơm khá đặc trưng. Chính mùi hương đặc trưng này là điểm nhận dạng sâm đương quy với các loại sâm khác.

Bởi vì phần rễ của cây sâm có khá nhiều nhánh, vì vậy bạn cần phải phân biệt một chút về các loại này.

  • Phần rễ chính là lớn nhất, được gọi là Quy đầu, thường có đường kính từ 1.5 – 4cm, đầu tù và tròn. Đây cũng là phần có giá trị dinh dưỡng cao nhất của cây.
  • Quy thân là phần rễ được cắt bỏ đi phần đầu và phần đuôi giúp bồi bổ khí huyết.
  • Các nhánh rễ phụ được gọi là Quy vĩ, thường có đường kính từ 0.3 – 1cm và có giá trị thấp hơn.

Xuất xứ và phân bố 

Xuất xứ và phân bố
Xuất xứ và phân bố

Đương quy có xuất xứ từ Trung Quốc, chủ yếu phân bố ở những vùng núi cao có khí hậu lạnh lẽo, ở độ cao từ 2000 – 3000m. Ở những nơi như vậy sâm thương phát triển cực tốt, củ to và rất nhiều dưỡng chất. Bên cạnh đó thì các khu vực khác như Triều Tiên có khí hậu mát mẻ cũng trồng loại sâm này rất tốt.

ở Việt Nam, sâm đương quy bắt đầu du nhập và được người dân trồng vào những năm 1960, tuy nhiên thời điểm này cây vẫn chưa thực sự sinh trưởng tốt. Lúc này, chỉ cáo Sapa và khu vực xung quanh Hà Nội mới đạt đủ điều kiện khí hậu và môi trường để sâm đương quy phát triển tốt nhất.

Nhờ vào những kỹ thuật trồng trọt tiên tiến mà hiện nay, loại thảo dược này đã bắt đầu được trồng nhiều hơn nhưng vẫn tập trung chủ yếu ở các vùng núi cao vùng Tây Bắc như Lào Cai, Hòa Bình, Lai Châu. Ngoài ra, các tỉnh ở Tây Nguyên như Lâm Đồng, Đăk Lăk,…cũng đang canh tác tương đối tốt loại dược liệu này.

Bên cạnh đó, hiện nay cũng đã bắt đầu có một số khu vực tiến hành việc nuôi trồng sâm đương quy ở trong các trang trại thảo dược với quy mô lớn bởi vì giá trị kinh tế của loại sâm này khá cao. Nhờ áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nên các dưỡng chất có trong sâm đương quy cũng khá tương đương với loại sâm rừng tự nhiên, đồng thời cũng hỗ trợ tốt hơn trong việc phục vụ nhu cầu của người mua.

Cách trồng cây sâm 

Cách trồng cây đương quy
Cách trồng cây đương quy

Loại cây này thường được trồng bằng cách gieo hạt. Hạt đương quy được lấy giống và ươm mầm tại những vùng núi cao, những nơi có khí hậu mát lạnh. Như vậy, sau khi gieo trồng thì cây sâm mới phát triển mạnh mẽ, nhiều dưỡng chất.

Cần lưu ý, trước khi gieo phải thực hiện xử lý hạt bằng cách ngâm hạt giống trong nước ấm khoảng 40 độ trong vòng 2 tiếng, sau đó vớt lấy hạt trộn với cát khô. Hạt được bọc quanh một một lớp cát rồi đem đặt vào một tấm vải mỏng, tiếp tục đặt vào một cái rổ rồi dùng tấm vải khác đậy lên. 

Cần phải tưới đẫm nước mỗi ngày, treo rổ lên cho thoát nước, không để nước ngập hạt. Sau 10 ngày, tiếp tục lấy hạt ra trộn với tro khô là có thể bắt đầu đem đi gieo.

Việc ươm mầm và trồng sâm đương quy không quá khó nhưng lại đòi hỏi nhiều kỹ thuật. Vậy nên, cần phải có những người có nhiều kinh nghiệm để xử lý lấy được giống hạt đạt chất lượng tốt nhất.

Chế biến và bảo quản đương quy

Sâm đương quy thường chỉ có phần củ rễ để làm thuốc. Thường việc thu hoạch chỉ tiến hành khi cây được ít nhất 3 năm tuổi. Sâm thường được thu hoạch vào mùa thu, chặt lấy rễ rồi bó thành bó nhỏ. Sau đó xếp từng chồng củ đương quy lên giá đốt để xông khói nóng cho đến khi dược liệu chuyển sang màu đỏ tươi hay mày màu kim tuyến. Cuối cùng, đem dược liệu đi phơi hoặc sấy khô và bảo quản dần. 

Thông thường, việc phơi sâm đương quy sẽ được thực hiện trong khoảng từ 6h đến 9h sáng vì đây là thời điểm tia UV trong mặt trời không quá mạnh nên sẽ không thể loại bỏ đi một số dưỡng chất trong sâm. Sâm sau khi được phơi hoặc sấy khô sẽ được bảo quản trong hộp hoặc bao bì nilon được đóng gói kín, để nơi khô ráo, thoáng mát và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng và ẩm mốc.

Thành phần hóa học có trong dược liệu

Thành phần hóa học có trong dược liệu
Thành phần hóa học có trong dược liệu

Sâm đương quy có chứa nhiều thành phần hóa học tự nhiên rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là thành phần tinh dầu tương đối cao, chiếm đến 0,26%. Bên cạnh đó, còn rất nhiều hoạt chất khác đem đến tác dụng tăng cường sức khỏe, cải thiện nhiều bệnh lý một cách hiệu quả. 

  • 0,2 – 0,4%  tinh dầu: Hàm lượng tinh dầu tăng hay giảm tùy thuộc vào khu vực trồng cây đương quy, có vai trò quan trọng trong việc bồi bổ khí huyết, tăng cường sức đề kháng, hạ huyết áp và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác.
  • Acid hữu cơ ferulic: Giúp ngăn chặn sự ngưng tập tiểu cầu
  • Ligustilide: Hỗ trợ khả năng vận động, tăng cường sinh lực, năng lượng cho người dùng. Đồng thời, còn hỗ trợ tăng cường tuần hoàn máu đến với các cơ quan một cách hiệu quả.
  • N-butylphthalide: Điều trị các bệnh thiếu máu thường gặp ở người sau khi phẫu thuật, người thiếu máu do cơ địa.
  • Polysaccharide: Giúp loại bỏ các khối u nguy hiểm cho cơ thể đồng thời tăng khả năng hệ miễn dịch.
  • Coumarin: Có tác dụng hoạt huyết bổ máu, giãn nở động mạch vành.
  • Sterol: Giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, loại bỏ các tế bào ung thư. 
  • Vitamin B1, B12, E: Giúp tăng cường chuyển hóa năng lượng cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng, cũng như tái tạo các tế bào mới cần thiết cho cơ thể. 
  • Brefeldin: Đây là thành phần rất tốt cho xương khớp, có thể cải thiện những tình trạng đau nhức cơ thể hiệu quả. 
  • Một số nguyên tố vi lượng khác: Đồng, nhôm, kẽm, canxi, crom, magie,…

Tác dụng của sâm đương quy

Tác dụng của sâm đương quy
Tác dụng của sâm đương quy

Người dân thường sử dụng những bài thuốc từ sâm đương quy cho phụ nữ để tăng cường sức khỏe và bồi bổ khí huyết. Bên cạnh đó, dược liệu còn đem đến những tác dụng tốt trong việc điều trị chứng đau nhức xương khớp, mụn nhọt, tăng cường sinh lý cho phái mạnh.

“ Nhân sâm cho phụ nữ” 

Sâm đương quy còn được người dân ví như “nhân sâm cho phụ nữ” bởi lẽ nó mang đến rất nhiều công dụng cho phái đẹp mà hiếm có loại dược liệu nào có thể làm được. Sâm không chỉ giúp bồi bổ khí huyết mà còn có khả năng kích thích sản sinh nội tiết tố nữ. Đồng thời, cây sâm còn hỗ trợ giải quyết các vấn đề về da cùng với một số triệu chứng bất thường khác như tắt kinh, đau bụng kinh hay bế kinh,…

Tăng cường hệ miễn dịch

Polysaccharide, tinh dầu, vitamin cùng với khoáng chất chứa trong sâm đương quy đều là những hoạt chất có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, đặc biệt là đối với những người có cơ địa yếu như người đang bị chấn thương hay phụ nữ sau sinh.

Ngoài ra, sâm đương quy còn có có thể tăng khả năng thực bào của đại thực bào, hỗ trợ quá trình chuyển hóa các lympho bào, kích thích sản sinh ra nhiều kháng thể, qua đó tăng cường sức đề kháng cho người dùng.

Bồi bổ khí huyết

Một trong những tác dụng tuyệt vời của sâm đương quy chính là bồi bổ khí huyết. Các thành phần có trong sâm giúp tăng cường hệ tuần hoàn máu, cải thiện tình trạng thiếu máu. Đồng thời, các vitamin B12 và acid folic trong củ sâm cũng giúp tăng sản sinh các tế bào hồng cầu để sản sinh ra máu tốt nhiều hơn cho cơ thể.

Người bệnh sau khi sử dụng các bài thuốc từ dược liệu đương quy sẽ khỏe mạnh, hồng hào hơn, ăn ngủ cũng sẽ ngon hơn.

Tốt cho não bộ

Các hoạt chất có trong sâm có khả năng hỗ trợ tuần hoàn máu, giúp máu được đưa lên não nhiều hơn, từ đó cải thiện được các vấn đề trí nhớ kém, đau đầu chóng mặt, hay quên. 

Bên cạnh đó, các thành phần còn giúp ngăn chặn sự kết dính các tiểu cầu, hỗ trợ điều trị hiệu quả các triệu chứng viêm tắc tĩnh mạch, huyết khối não vô cùng nguy hiểm.

Kháng khuẩn, chống viêm

Nước từ dịch tiết của thảo dược có khả năng ức chế một số chất gây viêm, do đó có thể loại bỏ được một số tình trạng viêm nhiễm bên trong cơ thể. 

Mặc khác, nước sâm vân quy cũng giúp ức chế sự sinh sản và phát triển của một số vi khuẩn như phẩy khuẩn tả, trực khuẩn thương hàn, liên cầu khuẩn tán huyết,…Ngoài ra, tinh dầu chiết xuất từ thảo dược giúp ngăn chặn sự sinh sản của trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn coli,…rất có lợi cho hệ tiêu hóa. 

Một số tác dụng khác 

Tác dụng của sâm đương quy
Một số tác dụng khác

Sử dụng thảo dược sâm vân quy còn đem đến một số tác dụng khác sau đây:

  • Tốt cho tim mạch người dùng.
  • Chống tình trạng máu đông
  • Hỗ trợ làm giãn cơ trơn phế quản
  • Ngăn chặn glycopen trong gan giảm thấp.
  • Kết hợp cùng với một số dược liệu như sâm cau,… khác giúp tăng cường sinh lý ở nam giới, chống xuất tinh sớm.
  • Cải thiện trình trạng bệnh táo bón, khó tiêu.
  • Tốt cho xương khớp, trị bệnh đau cột sống.
  • Hỗ trợ tốt cho những người bị suy nhược cơ thể.
  • Có tác dụng điều trị bệnh viêm tiền liệt tuyến.

Lưu ý khi dùng sâm đương quy

Lưu ý khi sử dụng
Lưu ý khi sử dụng

Sâm vân quy được xem là một loại thảo dược tốt nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng được và sử dụng một cách tùy ý, Người dùng tốt nhất nên tham khảo ý kiến từ các bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo phù hợp với trình trạng sức khỏe.

Đối tượng không nên sử dụng

Cần lưu ý những đối tượng dưới đây không nên dùng loại thảo dược này để tránh những tác dụng phụ nguy hiểm cho cơ thể:

  • Những người có cơ địa yếu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
  • Những bệnh nhân ung thư đang trong giai đoạn xạ trị.
  • Người mắc các bệnh lý về gan và thận.
  • Người bị cao huyết áp.
  • Những người mắc bệnh về hệ tiêu hóa.
  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
  • Người có thể trạng nóng, người đang trong giai đoạn ai rượu hoặc đang bị tiêu chảy.

Một số lưu ý khác

Bên cạnh những vấn đề được đề cập ở trên, bạn cần chú ý một số điều sau đây để đảm bảo đạt hiệu quả dùng dược liệu tốt nhất.

  • Không lạm dụng sâm dược liệu đương quy, tốt nhất nên sử dụng tối đa 15 – 16g mỗi ngày.
  • Nếu sử dụng ở dạng tinh dầu hay rượu thuốc pha sẵn thì nên pha loãng để dễ sử dụng hơn.
  • Không dùng chung với các loại thuốc chống đông máu.
  • Nếu người dùng đang điều trị các bệnh lý khác thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi sử dụng kèm với dược liệu.
  • Sử dụng kéo dài có thể gây ra những phản ứng phụ không mong muốn.

Mua sâm đương quy uy tín ở đâu, giá bao nhiêu?

Mua sâm ở đâu uy tín?
Mua sâm ở đâu uy tín?

Hiện nay, loại thảo dược này đã được trồng rộng rãi ở nhiều nơi nên giá thành khá rẻ, đối với sâm tươi chưa qua sơ chế có giá dao động từ 40.000 – 70.000 đồng cho 1kg. Đối với dạng sâm khô thì có giá cao hơn từ khoảng 200.000 – 300.000 đồng cho 1kg. 

Bên cạnh giá tiền thì cơ sở cung cấp sâm uy tín cũng là một việc quan trọng mà bạn cần lưu ý. Phải đảm bảo lựa chọn được địa chỉ uy tín, cung cấp sâm chất lượng tốt nhất thì mới đem lại hiệu quả chữa bệnh cao nhất. Sâm Ngọc Linh Đà Nẵng chính là lựa chọn hàng đầu hiện nay với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân phối thảo dược quý hiếm có nguồn gốc 100% từ thiên nhiên và được kiểm duyệt vô cùng kỹ lưỡng. Ngoài sâm đương quy, sâm Ngọc Linh Đà Nẵng còn cung cấp nhiều loại thảo dược khác như đẳng sâm, huyền sâm, sâm đại hành,…

Sâm đương quy chính là loại dược liệu đem lại nhiều tác dụng cải thiện bệnh cho người dùng. Hy vọng với những thông tin được cung cấp ở trên, bạn đã hiểu rõ hơn về loại thảo dược này. Hãy liên hệ ngày với Sâm Ngọc Linh Đà Nẵng nếu còn bất kì thắc mắc gì liên quan đến loại dược liệu này nhé!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.