Huyền sâm được biết đến là vị thuốc quen thuộc được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Đông y. Nhờ có những công dụng tuyệt vời, huyền sâm ngày càng trở lên phổ biến và được lựa chọn sử dụng rộng rãi. Vậy huyền sâm có tác dụng gì? Hãy cùng Sâm Ngọc Linh Đà Nẵng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Thông tin tổng quan về huyền sâm
Huyền sâm có tên khoa học là Scrophularia kakudensis French, thuộc họ Hoa Mõm Chó. Dược liệu có hình dáng giống với củ Nhân sâm Hàn Quốc, tuy nhiên vỏ bên ngoài lại có màu đen nên được gọi là huyền sâm.
Huyền sâm còn được biết đến với những tên gọi khác như là hắc sâm, đại nguyên sâm,..Đây là một vị thuốc quen thuộc, không những được sử dụng phổ biến trong Y học Cổ truyền Việt Nam mà cả Trung Quốc cũng sử dụng vị thuốc này rất nhiều.
Huyền sâm là loại cây thân thảo sống lâu năm. Đặc điểm để nhận dạng loại dược liệu này chính là thân cây vuông cao từ 1.7 – 2.3m, là màu xanh tím. Cây huyền sâm thường ra hoa vào mùa hè, hoa có cánh hình môi, màu tím xám. Quẻ bẻ đôi hình trứng và có nhiều hạt nhỏ màu đen bên trong.
Rễ cây to, mập, hơi cong, thường dài từ 10 đến 20cm. Phần giữ của củ sẽ phình lớn, hai đầu thon, mỗi gốc có khoảng 4 – 5 củ mọc thành chùm. Lúc tươi, vỏ sẽ có màu trắng hoặc vàng nhạt, tuy nhiên sau khi chế biến, vỏ ngoài sẽ trở thành màu nâu nhạt, bên trong thì thành màu đen.
Huyền sâm mới di thực vào nước ta, được trồng ở cả đồng bằng và miền núi đều cho ra năng suất, chất lượng cao. Đối với cây hắc sâm trồng ở đồng bằng thường được gieo vào tháng 10 – 11, ở miền núi thì được gieo vào tháng 2 – 3. Cây ưa với những vùng đất pha cát nhiều mùn, màu mỡ và thoát nước tốt.
Đối với việc thu hoạch huyền sâm, ở vùng đồng bằng thường sẽ thu hoạch vào tháng 7 – 8, miền núi là tháng 10 – 11. Tuy nhiên, tất cả cây huyền sâm đều được thu hoạch vào năm thứ 2 sau khi trồng.
Huyền sâm có tác dụng gì?
Huyền dâm có tác dụng gì cho sức khỏe luôn là thắc mắc của nhiều người khi được biết đến dược liệu này. Vì vậy, để hiểu rõ hơn về huyền sâm có tác dụng gì, bạn hãy tiếp tục theo dõi phần nội dung dưới đây nhé.
Tác dụng huyền sâm theo Y học Cổ truyền
Cho đến hiện nay, có rất nhiều tài liệu nghiên cứu về huyền sâm bởi những nhà dược học nổi tiếng của cả Việt Nam và Trung Quốc.
Hầu hết các tài liệu đều đưa ra nhận định huyền sâm là thảo dược có vị đắng, tính hàn và quy vào 2 kinh phế và thận. Vị thuốc này có tác dụng sinh tân, tư âm giáng hỏa, nhuận táo, hoạt trường, lương huyết giải độc. Vì vậy, việc sử dụng vị thuốc huyền sâm trong những bài thuốc Đông y sẽ giúp điều trị nóng trong người, làm mát cơ thể, cải thiện tình trạng bốc hỏa, táo bón hay mụn nhọt.
Ngoài ra, huyền sâm còn được sử dụng để chữa viêm họng, sốt nóng về chiều, sốt cao, nổi mụn, phát ban, mẩn đỏ, lở ngứa,…Đồng thời, người mắc các bệnh khối u rắn cũng có thể sử dụng vị thuốc này để cải thiện tình hình.
Tác dụng huyền sâm theo Y học hiện đại
Đến nay, đã có rất nhiều các nghiên cứu khoa học hiện địa tiến hành nghiên cứu về các thành phần có trong huyền sâm. Kết quả thu nhận được là có hơn 162 hợp chất được xác định và được phân lập từ vị thuốc này. Trong đó, thảo dược này chứa nhiều các hợp chất quý hiếm như Oleic acid, L-Asparagine, Linoleic acid, Aucubin, Harpagoside, Stearic acid, tinh dầu, acid béo,…
Những hợp chất có trong huyền sâm có nhiều đặc tính dược lý khác nhau, ảnh hưởng đến hệ tim mạch, hệ thần kinh, gan, chống viêm, chống oxy hóa và kháng ung thư.
Những tác dụng dược lý của huyền sâm:
- Có tác dụng tốt trong việc kháng khuẩn, hỗ trợ điều trị những bệnh ngoài da.
- Tốt cho hệ tim mạch và giúp tăng huyết áp.
- Cồn chiết xuất từ huyền sâm có tác dụng đẩy mạnh lưu lượng máu của mạch vành.
- Ngoài ra, thảo dược này còn giúp hạ nhiệt cơ thể hiệu quả.
Những lưu ý khi sử dụng huyền sâm
Bên cạnh việc biết được huyền sâm có tác dụng gì, bạn cũng cần phải biết những lưu ý khi sử dụng loại dược liệu này để đem lại hiệu quả tốt nhất.
- Không nên sử dụng huyền sâm kết hợp với các dược liệu như hoàng kỳ, can khương, lê lô, sơn thù, đại táo để tránh những tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
- Trong quá trình sử dụng thuốc, bệnh nhân có thể sẽ gặp một số tác dụng phụ như: tiêu chảy, buồn nôn, chán ăn. Tuy nhiên, khi biểu hiện trở nên trầm trọng hơn, nên dùng dùng thuốc và đến gặp bác sĩ để được xử lý kịp thời.
- Không nên tự ý thêm bớt các dược liệu trong bài thuốc, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
- Nếu người bệnh đang sử dụng thuốc tây như thuốc an thần, thuốc chống loạn nhịp, thuốc ức chế beta, thuốc điều trị tiểu đường nên hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi sử dụng để có liệu trình điều trị hiệu quả nhất.
- Không sử dụng huyền sâm cho trẻ em, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.
>>>>Tham khảo: Đẳng sâm Ngọc Linh có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề huyền sâm có tác dụng gì. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc gì về việc huyền sâm có tác dụng gì, hãy liên hệ ngay với Sâm Ngọc Linh Đà Nẵng để được hỗ trợ chi tiết hơn nhé!