Kỹ thuật trồng cây đẳng sâm mang lại hiệu suất cao

Đẳng sâm là cây vùng cận nhiệt đới được ghi nhận ở Trung Quốc, Lào, Việt Nam, Nhật Bản,.. Với kỹ thuật trồng cây đẳng sâm đặc biệt thì cây mới sịnh trưởng tốt. Là loại cây mọc hoang ở các tỉnh miền núi các phía Bắc, Tây Nguyên và phân bổ tập trung ở Lai Châu, Sơn La, Gia Lai,… Cùng Sâm Ngọc Linh Đà Nẵng tìm hiểu chi tiết hơn ở bài viết này nhé.

Đặc điểm chung 

Kỹ thuật trồng cây đẳng sâm
Kỹ thuật trồng cây đẳng sâm

Đặc điểm về thực vật

  • Đẳng sâm là cây thân thảo, leo bằng thân quấn dài từ 2 – 3 m, phân nhánh nhiều.
  • Lá mọc đối, hình tim mép nguyên và lượn sóng với các khía răng cưa, mặt trên màu xanh lục, mặc dưới có lông nhung trắng.
  • Hoa của đẳng sâm mọc riêng ở kẽ lá, cuống dài từ 2 – 6 cm, dài từ 5 phiến hẹp, tràng hình chuông màu trắng được chia làm 5 thùy, nhị 5.
  • Quả nang có hình cầu với 5 cạnh mờ, đầu trên có núm nhỏ hình nón khi chín có màu tím hoặc đỏ. Hạt nhiều màu vàng nhạt.

Giá trị về sức khỏe, làm thuốc

Bộ phận của đẳng sâm được sử dụng làm thuốc là Rễ củ.

Công dụng của đẳng sâm:

  • Rễ củ của đẳng sâm được dùng làm thuốc chữa bệnh với tỳ vị kém, phế khí hư nhược, kém ăn và đại tiện lâu ngày.
  • Đặc biệt dùng cho người có cơ thể suy nhược, ốm yếu,.. Ngoài ra, đẳng sâm còn được dùng làm thuốc bổ dạ dày, lợi tiểu tiện, chữa ho tiêu đờm.
  • Mỗi ngày dùng từ 20g đến 40g, dạng thuốc sắc, viên hoàn, bột và ngâm rượu.

>>> Tham khảo thêm: Giá đẳng sâm khô bao nhiêu 1 Kg? Tác dụng và nơi bán uy tín nhất

Kỹ thuật trồng cây Đẳng sâm 

Chọn vùng đất trồng

  • Cây đảng sâm chủ yếu được sinh trưởng tại  vùng trùng du, miền núi, tơi xốp với nhiều chất dinh dưỡng. Các triền đồi thoải, ruộng bật thang hay chân ruộng cao là phù hợp nhất.
  • Các loại đất khác có thể trồng nhưng năng suất mang lại thấp hơn. Độ PH thích hợp để cho cây phát triển từ 5.5 – 6.5.
  • Giống cây và kỹ thuật giống cây đẳng sâm

Đẳng sâm trồng ở Việt Nam hiện nay có 2 loại:

  • Lộ đảng sâm Codonopsis pilosula do Viện Dược liệu di thực từ Trung Quốc vào những năm 60 của thế kỷ trước, hiện nay còn rất ít.
  • Đảng sâm Codonopsis javanica là giống mọc hoang có sẵn ở Việt Nam, Viện Dược liệu đã tiến hành thuần hoá trồng thành công tại trạm nghiên cứu cây thuốc Sa Pa – Lào Cai.

Quy trình kỹ thuật áp dụng cho loài đảng sâm Codonopsis javanica:

  • Đảng sâm có thể dùng nhân giống hữu tính bẳng hạt. Nhưng bạn vẫn có thể nhân giống vô tính bằng mềm của đầu rễ khi cần thiết.
  • Lượng hạt dùng để gieo cho 1ha là 2,5 – 2,7 kg.
  • Sử dụng hạt của cây 2 – 3 năm tuổi để làm giống. Không dùng hạt của cây trồng 1 năm tuổi vì chất lượng thấp. Nên dùng hạt mới thu hoạch, chọn hạt già, chắc, có tỷ lệ mọc cao từ 75 % trở lên.
  • Diện tích vườn ươm để trồng 1ha là 300 – 400m2

Kỹ thuật làm giống

Kỹ thuật trồng cây đẳng sâm
Kỹ thuật trồng cây đẳng sâm

Làm đất vườn ươm:

Cần chọn đất tơi xốp, bằng phẳng, ít sỏi đá và thuận tiện cho việc tưới tiêu và làm sạch cỏ, cây hoặc cuốc sâu 30cm. Sau đó là phơi ải, bừa kỹ.

Lên luống cao từ 30cm, rộng từ 80 – 90cm, độ dài tùy ruộng.

Phân bón:

  • Bón lót với 10 tấn phân chuồng hoại mục + 150 kg phân lân + 100 kg phân KCl cho 1 ha vườn ươm. Sau đó, trộn đều các loại phân, rải đều trên mặt luống, xáo nhẹ và san phẳng mặt luống để lấp chân hoàn thiện.
  • Khi thân cây cao từ 7 – 10 cm, có 5 – 6 lá, bón thúc 50 – 60 kg urê/ha pha loãng.
  • Gieo hạt: Hạt sẽ được đãi sạch, trộn đều đất bột khô, chia đều cho các luống, gieo thành 3 lần, lấp đất dày từ 1 – 2 cm, phủ một lớp rơm rạ, hoặc trấu mỏng lên mặt luống.
  • Chăm sóc vườn ươm: Luôn tưới và giữ ẩm, không mưa thì hàng ngày sẽ tưới 1 lần vào dịp buổi chiều mát.
  • Hạt mọc sau 10 – 15 ngày, chọn ngày không mưa để bỏ rơm rạ tưới ẩm thường xuyên, làm cỏ tỉa loại bớt cây bị sâu hại. Định kỳ từ 15 – 20 ngày tưới phân dạm pha loãng 2 – 3%.

Tiêu chuẩn cây giống:

  • Đẳng sâm khi phát triển được 5 – 6 lá thật thì tỉa cây để khoảng cách cây 3 – 5 cm.
  • Cây khi đã được 9 -10 lá là khoảng 3 tháng tuổi. Chọn cây khỏe mạnh, không sâu bệnh đánh trồng ra ruộng sản xuất.
  • Khi đánh cây tránh làm xây sát và đứt rễ củ.

Thời vụ trồng

Mỗi năm cây đẳng sâm có thể gieo trồng 2 thời vụ:

  • Thời vụ 1: Gieo hạt vào mùa xuân (tháng 2 – đầu tháng 3) và đánh cây con trồng vào tháng 5 – 6.
  • Thời vụ 2: Gieo hạt vào mùa thu (tháng 9 – 10) và đánh cây con trồng vào tháng 2 – 3.

Kỹ thuật làm đất

  • Đất sau khi được chọn cày sâu 30 cm, phơi ải, bừa kỹ, dọn sạch cỏ. Lên luống cao 30 cm, rộng 60 – 70 cm, chiều dài tùy ruộng.
  • Đất ở vùng đồi có độ dốc vừa phải thì có thể trồng theo từng vạt nhỏ, đất có độ dốc lớn cần trồng theo đường đồng mức. Bổ hốc với khoảng cách 20 x 40 cm.

Mật độ, khoảng cách trồng

Tùy loại đất đai để bố trí mật độ khoảng cách trồng thích hợp:

  • Đất tốt trồng mật độ 83.000 cây/ha với khoảng cách 30 x 40 cm.
  • Đất xấu trồng mật độ 125.000 cây/ha với khoảng cách 20 x 40 cm.

Kỹ thuật trồng đẳng sâm và chăm sóc

Kỹ thuật trồng cây đẳng sâm
Kỹ thuật trồng cây đẳng sâm

Kỹ thuật trồng cây

Khi cây con đạt tiêu chuẩn, đánh cây trồng theo từng hốc, mỗi hốc sẽ có 1 cây. Đặt rễ cây thẳng đứng, lấp đất và ấn chặt gốc. Trồng cây xong thì tưới cây ngây. Nên trồng đẳng sâm vào chiều mát, sau 5 – 7 ngày thì cây sẽ bắt đầu bén rễ hồi xanh.

Chăm sóc

  • Năm thứ nhất: Theo định kỳ 30 ngày chăm sóc 1 lần, làm sạch cỏ, kết hợp với bón đạm. Lượng đạm mỗi năm phải đạt từ 200 – 250 kg/ha urê được chia làm 3 lần bón thúc. Chu kỳ thời gian 3 tháng sẽ bón một lần. Vào tháng 7, 8 khi cây chuẩn bị ra hoa, bón bổ sung ¼ lượng kali (100kg KCl) /ha. Cuối mùa đông cây lụi, cắt bỏ đi phần thân leo, vệ sinh đồng ruộng.
  • Năm thứ 2: Khi đến mùa xuân thứ 2, cây bắt đầu mọc trở lại bón thúc 10 tấn phân chuồng + ½ lượng phân lân và ¼ lượng kali. Trộn đều vùi quanh gốc kết hợp làm sạch cỏ và vun gốc. Lượng đạm cung cấp được chia làm 3 lần bón thúc. Mỗi lần sẽ cách nhau 3 tháng kết hợp với làm cỏ. Tháng 7, 8 của năm thứ 2 tiếp tục bón lượng kali còn lại.

Kỹ thuật tưới tiêu nước

Cây đẳng sâm thường trồng ở vùng trung du, miền núi và cần đảm bảo nước tưới khi vườn ươm.

Lúc mới trồng đến lúc bén rễ hồi xanh, còn quá trình sinh trưởng của cây chủ yếu là nhờ vào nước tự nhiên. Ở những nơi chủ động tưới tiêu khi cây gặp khô hạn.

>>> Bạn đang xem: https://sam.huong.vn/2022/10/24/ky-thuat-trong-cay-dang-sam/

Làm giàn cho cây leo

Cây đảng sâm dài 15 – 20 cm bắt đầu cần làm giàn leo, dùng cây sặt, hoặc tre làm giàn cắm chéo hình chữ A để 2 hàng đảng sâm leo chung.

Phòng ngừa trừ sâu bệnh gây hại đến đẳng sâm

Đảng sâm thường bị mọi chiếc sâu bệnh hại sau:

Sâu xám (Agrotis ipsilon) Đặc điểm gây hại: Thường gây hại ở thời kỳ cây con. Loài sâu này thường gây hại vào ban đêm, ăn lá non hoặc cắn đứt ngang các thân và cành non. Sâu non màu xám đen hoặc màu nâu xám dọc theo hai bên thân mang các chấm đen mờ.

Kết luận

Trên đây là tất cả các thông tin về kỹ thuật trồng cây đẳng sâm mà bạn nên tham khảo. Hy vọng với những thông tin này sẽ hữu ích với những gì mà bạn tìm kiếm. Mọi thắc mắc bạn có thể để lại bình luận ở bài viết này để được giải đáp nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *